Loading...
Họ tên
Số điện thoại
Yêu cầu

Tổng hợp chi tiết về các loại sụn nâng mũi - Ưu nhược điểm của mỗi loại

09:13 | 13/11/2022
Có rất nhiều loại sụn nâng mũi được ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp, mỗi loại sở hữu những ưu nhược điểm và mức độ phù hợp riêng. Tổng hợp chi tiết về các loại sụn được sử dụng trong nâng mũi dưới đây sẽ mang tới cho bạn kiến thức đầy đủ, hữu ích nhất.

Sụn nâng mũi là gì?

Ai cũng mong muốn sở hữu một chiếc mũi với dáng đẹp, cao, đầu mũi nhỏ gọn cho gương mặt thanh thoát nhất. Tuy vậy, với những dáng mũi có nhiều khuyết điểm thì cần đến sự hỗ trợ, tác động để cải thiện dáng mũi về như ý muốn, lúc này cần đến các phương pháp phẫu thuật nâng mũi. Phẫu thuật thẩm mỹ vùng mũi ngày càng được các tín đồ làm đẹp biết đến và tin tưởng sử dụng. Để phẫu thuật hoàn thiện dáng mũi thì bác sĩ cần sử dụng các loại sụn khác nhau.

Sụn nâng mũi là các chất liệu, vật liệu được sử dụng để nâng, sửa mũi trong một ca phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Sụn nâng mũi là chất liệu đóng vai trò quyết định tái tạo lại các đường nét trên vùng mũi, hoàn thiện, cân đối, điều chỉnh dáng mũi đúng như mong muốn.

Các loại sụn nâng mũi

Hiện nay, tất cả các phương pháp nâng mũi thì đều sử dụng 2 loại chất liệu phổ biến nhất là: sụn nhân tạo và sụn tự thân. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ làm đẹp, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sụn nâng mũi với đặc điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về phân loại sụn dùng trong nâng mũi sau đây:

Sụn nâng mũi tự thân

Sụn nâng mũi tự thân chính là loại sụn được lấy từ cơ thể của người được nâng mũi. Một số vùng trên cơ thể con người có cấu trúc sụn như vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn, sụn vừng cơ thái dương. Bác sĩ sẽ lấy sụn ở khu vực này để hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật nâng mũi. 

Các loại sụn nâng mũi

Các loại sụn nâng mũi tự thân được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ:

  • Sụn tai: Sụn tai là loại sụn được lấy trực tiếp từ phía vành tai sau của người thực hiện nâng mũi. Tính chất mềm mại, dẻo và có độ cong nhẹ nên loại sụn này thường được sử dụng để đặt ở đầu mũi mang tới độ cong tự nhiên, không cứng nhắc.

  • Sụn cân cơ thái dương (Fascia): Sụn cân cơ thái dương được lấy trực tiếp từ vùng thái dương, chính là lớp tế bào bao quanh các lớp cơ bên dưới da. Lấy sụn cân cơ thái dương khá phức tạp, đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao.

  • Sụn sườn: Sụn sườn chính là phần sụn được lấy ở vị trí xương sườn số 6 của cơ thể người, đây là loại sụn mà ít người biết đến. Sụn sườn có đặc điểm là chưa bị canxi hoá, có độ cứng chắc giúp tạo dựng một dáng mũi chuẩn cao, đẹp theo mong muốn. Trong phẫu thuật nâng mũi, sụn sườn sẽ được sử dụng để thay thé cho vùng sụn vách ngăn, đặc biệt cho những người đã từng phẫu thuật thẩm mỹ nhiều lần và cần cải thiện.

  • Sụn vách ngăn: Sụn vách ngăn mũi là sụn lấy từ phần phân chia lỗi mũi làm hai ngăn. Loại sụn này thường được sử dụng để điều chỉnh phần trụ mũi, làm cho cả dáng mũi trong các trường hợp mũi bị thấp, mũi hếch.

Sụn nâng mũi nhân tạo

Sụn nhân tạo là những chất liệu không phải của bản thân người nâng mũi mà là các chất liệu được sản xuất, tổng hợp từ các chất liệu khác với mức độ an toàn cao, tương thích với cơ thể con người. Được sử dụng nhiều trong y học và thẩm mỹ. Được các cơ quan chứng nhận cấp phép sử dụng.

Các loại sụn nâng mũi

Để đáp ứng được nhu cầu nâng mũi đa dạng của khách hàng, các loại sụn nhân tạo được phát triển ngày càng đa dạng hơn. Bao gồm 2 loại chính là silicone và gore-tex.

- Silicone là chất liệu độn tổng hợp có độ trơ, tính linh hoạt, mềm dẻo, dễ định hình đã ra đời, được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật nâng mũi trong nhiều thập niên. Silicone có 2 loại là:

  • Silicone loại sụn nguyên khối, có thể điêu khắc, tạo hình để phù hợp với sống mũi của từng người.
  • Silicone dạng đúc được sản xuất sẵn theo các khuôn hình, kích thước khác nhau.

Lưu ý: Trước đây, có 2 loại sụn silicone được sử dụng phổ biến trong nâng mũi là silicone dạng dẻo và silicone dạng lỏng. Tuy nhiên, sau quá trình thực nghiệm và nghiên cứu, người ta nhân thấy rằng silicone dạng lỏng có độ nguy hiểm cao khi đưa vào cơ thể nên đã bị cấm sử dụng.

Các loại sụn nâng mũi

- Gore-tex là loại sụn nhân tạo được cấu thành từ nhựa polytetrafluoroethylene (e-PTFE) tạo ra những mô tổ chức xốp với những lỗ nhỏ li ti cho phép những mạch máu mọc xuyên qua nên có thể bám chắc hơn trên sống mũi.

Các loại sụn nhân tạo

Ưu điểm của sụn nhân tạo: 

  • Sụn nhân tạo là những vật liệu sản xuất sẵn nên không cần phải mổ để lấy thêm sụn tự thân trên cơ thể.
  • Việc điêu khắc theo khuôn, mẫu thuận lợi hơn.

Nhược điểm của sụn nhân tạo:

  • Là vật liệu nhân tạo nên có tỷ lệ kích ứng, đào thải cao hơn vật liệu tự thân.
  • Một số loại silicone thì khá là cứng nên có thể bị lộ sống mũi
  • Gore-tex thì mềm dẻo hơn ít có nguy cơ lộ tuy nhiên do là mô xốp nên có thể bị xẹp sau một thời gian sử dụng. Nếu cần lấy ra thì cũng khó khăn hơn.

Có nhiều loại sụn nhân tạo với đặc điểm khác nhau bạn cần tìm hiểu:

  • Sụn mũi silicon: Sụn silicon là loại sụn được các quốc gia Đông Á sử dụng nhiều trong phẫu thuật nâng mũi. Khi đặt sụn silicon vào bên dưới lớp biểu bì sẽ có tác dụng nâng cao vùng sống mũi và khắc phục nhược điểm đầu mũi to tròn. Loại sụn này rất phổ biến và có mức giá thành hợp lí nhất trong số các loại sụn nhân tạo.

  • Sụn mũi Pro Elastin: Loại vật liệu sinh học hiện đại sở hữu độ tương thích với cơ thể cao, hạn chế được tình trạng bị đỏ, bóng đầu mũi. Hiện tại, sụn Pro Elastin là loại sụn độc quyền được viện thẩm mỹ Anh Dior sử dụng.

  • Sụn mũi Nanoform: Sụn nanoform có xuất xứ từ Mỹ, được làm từ chất ePTEE và đã được tổ chức FDA Hoa Kỳ kiểm định chất lượng. Ưu điểm của sụn nanoform là chống va đập mạnh, giữ được dáng mũi lâu bền. Với đặc điểm dạng xốp cùng mạng lưới siêu nhỏ sẽ có sự tương thích để mạch máu lưu thông dễ dàng, với chất liệu lành tính và tương thích với cơ thể cao.

  • Sụn mũi Pureform (Surgiform): Về loại sụn nhân tạo Pureform, đây là loại sụn được làm từ 100% chất liệu ePTFE thay vì sử dụng chất liệu ePTEE phủ silicon. Sụn nhân tạo Pureform được phân loại thành nhiều loại như tạo hình cho mũi, cánh mũi, cằm, má, thái dương...

  • Sụn mũi Softxil: Sụn Softxil là một phiên bản vượt trội hơn của silicon, có sự kết hợp giữa nhựa cứng bên trên và nhựa mềm bên dưới mang tới khả năng bám dính cao. Sụn Softxil được đánh giá là lên form chuẩn, độ bền cao và giá thành vừa phải.

Kinh nghiệm lựa chọn sụn nâng mũi

Có thể thấy, các loại sụn nâng mũi rất đa dạng, loại nào cũng có những ưu nhược điểm riêng. Để đưa ra quyết định chọn loại sụn nào tốt nhất, phù hợp nhất thì theo dõi và bỏ túi kinh nghiệm chọn sụn nâng chỉnh mũi sau đây:

Nên dùng loại sụn nâng mũi nào? - Tự thân hay nhân tạo?

 

Sụn tự thân

Sụn nhân tạo

Ưu điểm

  • Mức độ tương thích cao với cơ thể, hạn chế được tối đa tình trạng cơ thể đào thải. 

  • Có độ mềm tại cao, mang tới sự tự nhiên cho dáng mũi sau khi nâng chỉnh. 

  • Các loại sụn nhân tạo đa dạng kích thước, đặc điểm và mức độ phù hợp khác nhau. Các trường hợp cần cải thiện dáng mũi nhiều, có nhiều khuyết điểm sụn nhân tạo sẽ đáp ứng đủ. 

  • Nhiều loại sụn nhân tạo có mức độ phù hợp riêng, có nhiều lựa chọn để khách hàng cân nhắc phương án tốt nhất với tình trạng của mình.

Nhược điểm

  • Số lượng sụn có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu chỉnh sửa dáng mũi. 

  • Sụn tự thân có thể bị co rút sau khi nâng khiến dáng mũi bị lệch.

  • Mức độ tương thích với cơ thể thấp hơn sụn tự thân. 

  • Một số loại sụn không tương thích với cơ thể dẫn đến tình trạng cơ thể phản ứng như đào thải sụn, dị ứng…

Mỗi loại sụn đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng nên khó có thể đánh giá loại sụn nào là tốt nhất. Phương án tốt nhất là phương án phù hợp nhất với từng tình trạng mũi của khách hàng. Các phương án phẫu thuật nâng mũi cấu trúc thường sử dụng kết hợp sụn tự thân và nhân tạo để hai loại sụn hỗ trợ nhau.

Ví dụ, tại viện thẩm mỹ Anh Dior, phác đồ phẫu thuật nâng mũi cấu trúc được thực hiện kết hợp giữa hai loại sụn với nhau. Phần ⅓ đầu mũi sẽ được bao bọc bởi sụn tự thân được lấy từ phần vành tai nhằm có độ mềm mại, ổn định nhanh nhất. ⅔ phần sóng mũi còn lại sẽ được làm đầy bằng sụn nhân tạo độc quyền Pro Elastin. 

Nên dùng loại sụn nâng mũi nhân tạo nào?

Trong sụn nhân tạo, bạn có nhiều lựa chọn khác nhau. Bảng so sánh sau đây sẽ là thông tin hữu ích để bạn cân nhắc:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Sụn silicon

Giá thành rẻ, dễ tìm kiếm

Chất lượng chỉnh dáng mũi không cao, tồn tại một số rủi ro

Sụn Pro Elastin

Mức độ tương thích với cơ thể cao, sở hữu độ mềm mại vừa phải

Giá thành cao, khó tìm kiếm

Sụn Nanoform

Chất lượng cao, chống va đập và mang tới dáng mũi lâu bền, tương thích với từng mô và tế bào mũi

Có độ cứng nhất định, dáng mũi có thể hơi cứng kém tự nhiên

Sụn PureForm

Sụn nhân tạo Pureform được phân loại thành nhiều loại như tạo hình cho mũi, cánh mũi, cằm, má, thái dương,..

Chi phí nâng mũi đắt đỏ

Sụn mũi Softxil

Khả năng bám dính với mũi cao, lên form mũi chuẩn.

Một số trường hợp kém tương thích với cơ thể.

Mỗi loại sụn đều có đặc điểm riêng, tuỳ thuộc vào mức độ phù hợp, tình trạng mũi và khả năng tài chính mà bạn lựa chọn sụn tốt nhất với mình. 

Lựa chọn đơn vị nâng mũi uy tín

Bên cạnh việc chọn sụn tự thân hay nhân tạo thì điều quan trọng để có thể sở hữu dáng mũi đẹp nữa chính là chọn đơn vị nâng mũi uy tín. Các cơ sở thẩm mỹ làm đẹp uy tín, được cấp phép hoạt động, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Quy trình tiếp nhận khách hàng thăm khám tư vấn, thực hiện phẫu thuật và đưa ra phác đồ điều trị cần có sự chỉnh chu, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn chuyên nghiệp. 

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về các loại sụn nâng mũi. Chúc các bạn sẽ có được một dáng mũi ưng ý.

Liên hệ với chúng tôi.

⇒ Liên hệ tư vấn: Hotline 24/7: 0986653665 0996523773 0996523868 0996523883 (Zalo, Viber, Fb Messenger)

⇒ Hoặc để lại lời nhắn theo mẫu tư vấn dịch vụ, AD International Clinic sẽ gọi điện trực tiếp đến quý khách. Xin trân trọng cảm ơn!

Các tin khác

Đặt lịch Zalo Vị trí Hotline